Hiện nay, phòng sạch là một trong những khu vực được chú trọng và sử dụng tại nhiều ứng dụng như công nghiệp bán dẫn, dược phẩm, sinh học, điện tử và vũ trụ. Để kiểm soát bụi và các yếu tố khác nhau, thì phòng sạch cũng được yêu cầu các mức độ khác nhau. Vậy tiêu chí nào để có thể phân loại phòng sạch phù hợp với từng mục đích sử dụng và lĩnh vực? Cùng tìm hiểu thông qua nội dung dưới đây!
Mỗi khi phân loại phòng sạch, người ta tính đến rất nhiều yếu tố khác nhau, và những tiêu chí đó phải trả lời cho 3 câu hỏi chính như sau:
Phòng sạch được thiết kế để ngăn ngừa môi trường bên ngoài xâm nhập các ô nhiễm vào môi trường bên trong, ngoài ra còn giúp các hoạt động ở trong giữ được “độ sạch” theo tiêu chuẩn đã đề ra. Khi phòng sạch đã đi vào hoạt động, các nguyên nhân gây ô nhiễm bao gồm:
Trong các nguyên nhân đó, con người được coi là nguyên nhân ô nhiễm hàng đầu trong phòng sạch. Khi phân loại phòng sạch, nếu yêu cầu chú ý vào nguồn ô nhiễm là con người, thì bạn hoàn toàn có thể xây dựng một phòng sạch có độ quy chuẩn thấp hơn, và tăng cường phòng chống ô nhiễm bằng các dụng cụ quần áo bảo hộ cho nhân viên tiêu chuẩn cao.
Đọc thêm: Phòng sạch điện tử là gì?
Yếu tố quan trọng không kém nguồn ô nhiễm đó chính là kích thước hạt bụi cần phải lọc khi xây dựng phòng sạch. Liệu mọi loại hạt nào cũng cần phải loại bỏ, hay chỉ cần những kích thước định sẵn, điều này rất quan trọng vì nếu càng sạch thì chi phí, thời gian thi công, kiểm định sẽ tốn rất nhiều nguồn lực.
Thông thường, mọi người sẽ phân loại phòng sạch dựa theo số hạt. Ví dụ một phòng sạch cần ít hơn 100 hạt trên mỗi mét vuông thì cấu trúc họ cần là phòng sạch Class 100 (ISO 5). Tuy nhiên, cách phân chia này lại vướng phải một trở ngại, đó chính là số hạt vừa đủ nhưng kích thước của chúng lại khác nhau, vẫn dễ gây ra các ô nhiễm trong môi trường phòng sạch.
Kích thước các hạt trong không khí được đo bằng micron (µm), những hạt này chỉ có thể nhìn thấy được thông qua các loại kính hiển vi hiện đại tiên tiến.
Lượng lưu thông không khí trong phòng sạch cách biệt gấp đôi giữa các phân lớp phòng sạch. Ví dụ, khi đi từ Class 100.000 (ISO 8) lên Class 10.000 (ISO 7), người ta sẽ cần lưu thông gấp đôi lưu lượng khí đang có ở phòng sạch cũ. Chi phí vận hành, thiết bị lọc và lưu thông là một trong những khoản đáng kể khi tính toán việc xây dựng phòng sạch.
Thông thường, nhà máy xây dựng phòng sạch hay gặp phải yêu cầu cao hơn so với thực tế những gì họ cần. Điều này mặc dù có thể đáp ứng được một số vấn đề về cấu trúc, tiêu chuẩn nhưng cũng sẽ tăng chi phí lên nhiều (Ví dụ một phòng sạch cùng cấp độ sẽ tăng lên khoảng 25% chi phí nếu xây dựng rộng ra khoảng 25%).
Ngoài những tiêu chí kể trên, việc phân loại phòng sạch còn phụ thuộc rất nhiều vào mục đích sử dụng, các tiêu chuẩn như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, môi trường xung quanh,… Vì vậy, việc phân loại cần lấy các thông tin thực tế bởi chúng rất đa dạng.
Đọc thêm: Quy định khi sử dụng phòng sạch.