Tiêu chí lựa chọn vải may quần áo phòng sạch

Quần áo phòng sạch là một trong những trang bị bảo hộ chuyên dụng sử dụng trong phòng sạch, chính vì vậy chúng phải yêu cầu đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ khi sản xuất. Vậy hãy cùng Systech tìm hiểu thêm về tiêu chí các loại vải may cho quần áo phòng sạch và những lưu ý liên quan đến loại vải này!

Đặc điểm và lợi ích của quần áo phòng sạch

Để được sử dụng bởi nhân viên trong phòng sạch, những chiếc quần áo chuyên dụng này cần phải có các tính năng đặc biệt hơn so với các loại quần áo thông thường:

  • Khả năng chống tĩnh điện: Điều gần như bắt buộc cho quần áo phòng sạch là phải có chống tĩnh điện, đặc biệt khi được mặc trong môi trường sản xuất linh kiện điện tử, y tế và sinh học.
  • Không bị xù bông: Các sợi vải nếu bị xù sẽ phát tán ra không khí gây ô nhiễm cho môi trường phòng sạch, hoặc gây hư hại cho các linh kiện nhạy cảm nếu dính vào bề mặt.
  • Thoải mái cho người sử dụng: Do phải sử dụng trong thời gian làm việc và hoạt động liên tục, vì vậy quần áo phòng sạch cũng phải đảm bảo sự mềm mại, thoải mái khi mặc. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe cho nhân viên mà còn hỗ trợ tăng năng suất làm việc một cách dễ dàng.

Lợi ích mà quần áo phòng sạch đem lại khi sử dụng:

  • Bảo hộ người lao động trong phòng sạch.
  • Bảo vệ các sản phẩm nhạy cảm với môi trường.
  • Đồng phục chuyên dụng giúp tạo ra quy tắc cho nhân viên tuân thủ, tăng cường tinh thần làm việc, hiệu quả công việc.

Đọc thêm: Ảnh hưởng của bụi tĩnh điện trong phòng sạch.

Tiêu chuẩn chọn vải may quần áo phòng sạch

Loại vải đặc biệt để sử dụng may quần áo phòng sạch cần có các yêu cầu như sau:

  • Khả năng kháng khuẩn: Một số môi trường phòng sạch cần quần áo phải được lọc vi khuẩn và chỉ cho phép % rất nhỏ vi khuẩn có thể xuyên qua vải. Tiêu chuẩn lọc vi hkuaarn (BFE) càng cao thì hiệu quả lọc càng tốt, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cho người dùng, nhất là trong các phòng sạch thí nghiệm, tiếp xúc nhiều vi rút.
  • Hiệu quả trong lọc bụi: Giống với kháng khuẩn, vải may quần áo phòng sạch cũng cần có hiệu quả lọc hạt (PFE), giúp giảm nguy cơ ô nhiễm phòng sạch.
  • Không làm phát sinh bụi vải, sợi vải không bông xù khi sử dụng.
  • Khả năng chống tĩnh điện: Thường được kết hợp đan xen với các sợi carbon để hỗ trợ chống tĩnh điện.
  • Thường là vải không dệt.

Ngoài các tiêu chí trên, thì ở mỗi nhà máy, lĩnh vực khác nhau, người ta sẽ yêu cầu các tiêu chuẩn khác nhau về kích thước, trọng lượng, độ thoáng khí,…

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản quần áo phòng sạch

Để đảm bảo không tạo ra sự ô nhiễm trong phòng sạch, ngoài công đoạn chọn các loại sản phẩm đạt yêu cầu thì người sử dụng cũng cần lưu ý một vài điểm để đảm bảo hiệu quả cao nhất:

  • Bảo quản quần áo phòng sạch tại nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời.
  • Không bảo quản ở nơi có nhiệt độ cao.
  • Không tái sử dụng đối với các loại quần áo hoặc khẩu trang, găng tay chỉ sử dụng một lần.
  • Kiểm tra trực quan quần áo trước khi sử dụng, tránh việc có những vết rách hoặc vết bẩn.
  • Đảm bảo quần áo ôm sát với cơ thể người dùng tuy nhiên vẫn cần độ thoải mái khi cử động và di chuyển.
  • Lựa chọn đúng loại quần áo phòng sạch phù hợp theo từng cấp độ.

Xem thêm: Quy định khi sử dụng phòng sạch.

Biểu hiện và nguyên nhân của dị ứng găng tay cao su
Các tiêu chí để phân loại phòng sạch

preloader