Các loại túi chống tĩnh điện trong sản xuất linh kiện điện tử

Trong môi trường sản xuất hàng hóa, linh kiện điện tử thì việc đóng gói và bảo quản sản phẩm đầu ra là quy trình thiết yếu của mỗi công ty. Nó giúp công ty hỗ trợ giảm tải sự rủi ro và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đem đến cho khách hàng độ an toàn khi vận chuyển giúp tăng sự uy tín đối với họ.

Túi chống tĩnh điện là gì

Túi chống tĩnh điện là loại túi có công dụng dùng để bảo quản các linh kiện, chip điện tử và có yêu cầu cao về đóng gói, chống lại tác các nhân về độ ẩm cho RAM, bo mạch chủ, card đồ họa và ổ cứng…

Các sản phẩm linh kiện điện tử được nghiên cứu chế tạo trên dây chuyền hiện đại, kỹ lưỡng vì thế khi sản xuất, ngoài những tiêu chuẩn khắt khe về nguyên vật liệu, môi trường chế tạo, dụng cụ bảo hộ thì túi chống tĩnh điện ESD là đồ dùng không thể thiếu mỗi khi đóng gói và vận chuyển.

Tại sao lại cần túi chống tĩnh điện

Ma sát hoạt động sẽ sinh ra điện tích, những điện tích này sẽ bám vào các vật liệu gần nhất. Chúng sẽ chờ cho đến khi có một vật khác mang điện tích trái dấu lại gần; chúng sẽ phóng điện vào nhau, trung hòa và gây ra hiệu ứng cháy nổ. Các linh kiện điện tử là những sản phẩm rất nhạy cảm, chỉ cần một sự phóng điện vô cùng nhỏ cũng khiến các linh kiện này cháy nổ và hư hỏng.

Túi chống tĩnh điện gồm nhiều lớp trong đó có một lớp kim loại để bảo vệ các sản phẩm đựng bên trong không bị oxi hoá, ăn mòn. Thêm vào đó là khả năng chống tĩnh điện của túi giúp ngăn cản sự hình thành tĩnh điện bên trong và cách ly các sản phẩm bên trong khỏi trường tĩnh điện bên ngoài.

Phân loại túi chống tĩnh điện

Túi tĩnh điện gồm nhiều loại và được làm bằng nhiều lớp khác nhau. Mỗi túi mang một công dụng và chức năng cụ thể để phù hợp với từng ngành sản xuất và sản phẩm. Các loại túi đó là túi PE, Shielding , Metalize, Aluminlum – Moisture

1, Túi PE chống tĩnh điện:

Túi được làm từ Polyethylene vì thế túi rất dai, chịu lực tốt, mềm mại, không làm trầy xước hay ảnh hưởng đến thiết bị bên trong. Bên cạnh đó, túi PE có khả năng chống tĩnh điện tuy nhiên không nhiều bằng cá loại túi chống tĩnh điện khác và sẽ phải chịu thuế môi trường. Túi PE đa dạng màu sắc phù hợp với nhiều khách hàng.

Thông số kỹ thuật:

– Phân loại: dạng cuộn, túi có nắp, túi phong bì, túi có khóa

– Kích thước: Theo yêu cầu khách hàng

– Điện trở bề mặt: 10^ 6 Ω đến 10^11 Ω

2, Túi Shielding

Là loại túi có khả năng chống tĩnh điện ESD, ngăn chặn sự tích tụ tĩnh điện. Sử dụng đối với sản phẩm Vi mạch. bo mạch chủ, card đồ hoạ, bảng mạch in

Túi Shielding chống tĩnh điện được cấu tạo từ 2 lớp màng: Lớp màng bên ngoài phủ một lớp bảo vệ bằng kim loại đóng vai trò ngăn cản sự xâm nhập của không khí và hơi ẩm vào bên trong, bên cạnh đó còn ngăn cản được tia UV. Lớp màng bên trong có tính năng cơ lý tốt đảm bảo khả năng hút chân không, độ bền cao, kéo giãn tốt. Có thể nhìn qua túi để thấy được sản phẩm bên trong và túi có màu xám bạc

Thông số Kỹ thuật

Ngoài ra, túi shielding còn có thể làm các loại túi zipper và được thiết kế tiên tiến có phần đáy dạng hộp đứng, miệng có khóa kéo zipper rất tiện lợi cho việc bảo quản sản phẩm sau mỗi lần sử dụng.

3, Túi Metalize:

Chức năng như Shielding, tăng cường khả năng chống ẩm, oxy, và ngăn ngừa tia UV (túi có màu xám bạc nhưng phủ một màng metalize bóng ở trên để chống tia UV, không thể nhìn được sản phẩm bên trong)

Túi chống tĩnh điện metalized là một sự lựa chọn đối với những linh kiện điện từ không có quá nhiều yêu cầu khắt khe mà vẫn đảm bảo điện trở bề mặt túi từ 10^6 đến 10^11 48Ohm, bảo vệ sản phẩm đựng bên trong khỏi sự phá hủy của tĩnh điện

Ứng dụng: Dùng đóng gói các sản phẩm như PCB, hộ Wafer, các linh kiện SMD nhạy cảm, các bản mạch nhạy cảm với ESD. Ngoài ra còn phù hợp cho hút chân không và các yêu cầu khác mà không cần ESD.

 

Thông số kỹ thuật

4, Túi Aluminlum – Moisture

Chức năng như Shielding, che chắn sản phẩm khỏi nhiễu điện từ (EMI) hay còn gọi là nhiễu tần số vô tuyến và sự phóng tĩnh điện. Điều này chủ yếu được thực hiện bằng cách sử dụng lớp kim loại dày hơn nhiều, ngoài ra còn giúp ức chế tốc độ truyền oxy, hơi ẩm (MVTR) tốt hơn túi Shielding nhiều lần

 

Ưu điểm của túi chống tĩnh điện 

– Hạn chế sản phẩm bị hư hỏng, ngăn ngừa tình trạng tích tụ điện và phóng điện ở các loại hàng hoá như linh kiện điện tử, bán dẫn,…

– Tiết kiệm chi phí sửa chữa sản phẩm khi bị lỗi cũng như chi phí bỏ ra cho một túi rất rẻ

– Đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn

– Tăng độ uy tín và sự hài lòng của khách hàng

Tiêu chuẩn đối với túi chống tĩnh điện:

– Điện trở thấp: đối với 1 số túi có khả năng chống tĩnh điện và phải có điện trở bề mặt trong vùng 1.0E6 Ω và 1.0E11Ω (ANSI/ESD-STM 11.11) tại độ ẩm 12%Rh.

– Túi có khả năng shielding để bảo vệ thiết bị khỏi thiệt hại bởi năng lượng phóng ra từ bên ngoài

– Bản thân túi phải ít phát sinh tĩnh điện

– Kích thước : Có thể theo yêu cầu của khách hàng

– Bề mặt túi: Có thể in theo yêu cầu

– Độ dày tiêu chuẩn: 100um, 120um, 140um

– Bề mặt chống tĩnh điện: 10e7 – 10e11A

– Thời gian phân hủy: <0.03s (from ±1000V to ±100V)

– Nhiệt độ sealed: 190℃±15℃

– Cường độ sealed: >30N/15mm

– Tỷ lệ hơi nước truyền dẫn: 0.04g/(m2.24h)

– Tỷ lệ khí truyền dẫn: 0.08cm3/(m2.24h)

– Tiêu chuẩn: ANSI ESD S20.20 & IEC 61340-5-1

Kết luận

Túi chống tĩnh điện là sản phẩm không thể thiếu khi vận chuyển của mỗi công ty. Nó giúp bảo vệ chất lượng sản phẩm khỏi các tác nhân như tĩnh điện, trầy xước, ẩm…

Bên cạnh đó, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn khi các nhà máy sản xuất sử dụng túi chống tĩnh điện để bảo vệ sản phẩm đầu ra mang lại chất lượng tốt nhất cho họ.

——————–

Để biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý vị.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Systech

🏦 Tầng 12, Tòa Viwaseen, 48 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎ Hotline: 083.383.1313

Email: info@systech.vn

Các loại màng phổ biến có trong túi chống tĩnh điện
3 Điểm Mạnh Của Systech Về Găng Tay Phòng Sạch

preloader