Vệ sinh phòng sạch luôn là giải pháp cần thiết để giúp cho phòng sạch hoạt động hiệu quả trong thời gian dài. Tuy nhiên, cùng với sự kiểm soát môi trường phòng sạch, khi vệ sinh cũng phải tuân thủ theo nhiều nguyên tắc để tránh làm lây lan nguồn ô nhiễm trong phòng sạch. Hãy cùng điểm ra 5 lưu ý khi vệ sinh phòng sạch!
Đối với những người mới tiếp xúc với phòng sạch, có hai phương pháp vệ sinh phòng sạch cơ bản mà bạn nên biết đó là vệ sinh khô và vệ sinh ướt:
Vệ sinh phòng sạch khô: sử dụng các vật liệu có tính thấm hút tốt để lau các bề mặt sàn hoặc thiết bị. Vật liệu này phải là vải hoặc khăn lau dành riêng cho phòng sạch sẽ không làm bong sợi, rơi rớt hoặc tích tụ lại các hạt gây ô nhiễm. Tùy thuộc vào tiêu chuẩn phòng sạch của bạn, có thể bao gồm thêm các vật dụng khác được sử dụng làm từ vải polyester dệt kim hoặc khăn lau bằng vải bông.
Làm sạch phòng sạch ướt: loại bỏ ô nhiễm bằng cách sử dụng chất lỏng làm sạch. Đó là một lựa chọn tốt khi quá trình vệ sinh khô không đủ để loại bỏ sự bám dính của hạt trên bề mặt. Tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ sử dụng các chất tẩy rửa dành riêng cho phòng sạch, chẳng hạn như nước khử ion và nước cất, hoặc dung môi hóa học trung tính, không ion, không tạo bọt.
Hiện nay hầu hết các nhà máy đều sử dụng 2 cách này để vệ sinh phòng sạch. Tuy nhiên tùy vào từng điều kiện thị trường cũng như từng loại phòng sạch cụ thể mà sử dụng phương pháp nào tốt nhất.
Tùy thuộc vào tiêu chuẩn phòng sạch mà những yêu cầu vệ sinh nó cũng sẽ khác nhau. Nếu phòng sạch của bạn có phân loại ISO thấp hơn, nó sẽ cần tuân thủ các quy trình vệ sinh toàn diện, thường xuyên hơn để kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm dạng hạt. Các phòng sạch có phân loại ISO cao hơn vẫn cần duy trì hoạt động vệ sinh thường xuyên, nhưng các hoạt động có thể tiến hành ít hơn một chút, không cần phải quá chính xác.
Cách tốt nhất để giữ cho phòng sạch của bạn luôn sạch sẽ là tuân thủ mọi nguyên tắc và quy trình trước khi bước vào phòng sạch. Hãy đảm bảo tất cả các thiết bị và dụng cụ trong phòng sạch phải được vệ sinh và khử trùng trước khi đưa chúng vào phòng sạch. Tuy nhiên, bước này không chỉ liên quan đến thiết bị mà nó còn liên quan đến cả các nhân viên trong phòng sạch. Trên thực tế con người luôn là tác nhân lớn nhất để đưa chất gây ô nhiễm bên ngoài vào phòng sạch của bạn. Phải luôn đảm bảo rằng tất cả các nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng về các quy trình và các bước thực hiện từ việc rửa và lau khô tay, sử dụng găng tay vô trùng đến việc mặc quần áo phòng sạch cho phù hợp.
Trong một số trường hợp thì việc vệ sinh khô và vệ sinh ướt chỉ có thể giúp bạn giảm thiểu phần nào sự ô nhiễm của các hạt bụi. Khi đó bạn cần phải sử dụng công nghệ và thiết bị làm sạch tiên tiến hơn. Ví dụ như các hệ thống HEPA di động có tích hợp đèn chiếu sáng UV-C, các chất tẩy rửa Hydrogen Peroxide khô (DHP™) và rất nhiều công nghệ phòng sạch tiên tiến khác. Tất cả chúng sẽ bổ sung mức độ lọc và khử trùng cao hơn cho phòng sạch của bạn.
Bên cạnh các thiết bị và công nghệ làm sạch thì quy trình thực hiện vệ sinh cũng là một phần rất quan trọng. Mặc dù các hạt bụi rất nhỏ nhưng nó vẫn chịu ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn. Để đảm bảo bất kỳ hạt nào rơi xuống không làm nhiễm bẩn lại các bề mặt đã được làm sạch trước đó, bạn nên vệ sinh phòng sạch của bạn từ trên xuống dưới, làm sạch kệ hoặc bề mặt làm việc trước sau đó mới đến sàn nhà.
Nhưng sàn nhà là một trong những bề mặt dễ bị nhiễm bẩn nhất trong phòng sạch do việc vệ sinh giày dễ bị các nhân viên không để ý đến. Từ đó sẽ kéo các chất gây ô nhiễm xuống một cách tự nhiên. Để hạn chế điều này thì việc đầu tư một chất làm sạch giày hoặc thảm dính sẽ giúp giảm thiểu số lượng hạt bụi trước khi bước vào phòng sạch. Tuy nhiên việc vệ sinh sàn nhà một cách thường xuyên vẫn là một bước rất quan trọng.
Duy trì một môi trường sạch sẽ, được kiểm soát đòi hỏi sự kiên trì rất cao. Bạn cần phải thực hiện cam kết về lịch trình vệ sinh phòng sạch một cách thường xuyên với các bước chi tiết cho từng ngày, từng tuần và từng tháng. Tùy thuộc vào tiêu chuẩn của phòng sạch mà các công việc này có thể được thực hiện với tần suất khác nhau. Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ theo quy trình chung như sau:
Nhiệm vụ vệ sinh phòng sạch hàng ngày
Trước khi ca làm việc bắt đầu, hãy sử dụng cây lau nhà ẩm để vệ sinh sàn nhà. Sau đó làm khô sàn bằng máy hút bụi có bộ lọc HEPA.
Hút bụi tất cả các bức tường bằng máy hút bụi có bộ lọc HEPA.
Rửa và lau khô tất cả các cửa sổ và lối ra vào.
Sau mỗi ca làm việc, hãy lau sạch tất cả các bề mặt làm việc.
Nhiệm vụ vệ sinh phòng sạch hàng tuần
Lau sàn nhà bằng chất tẩy rửa dành riêng cho phòng sạch và nước cất. Làm khô chúng bằng máy hút bụi có bộ lọc HEPA.
Lau tường bằng nước cất và làm khô chúng bằng máy hút bụi có bộ lọc HEPA.
Nhiệm vụ vệ sinh phòng sạch khi cần thiết
Rửa trần bằng chất tẩy rửa và nước cất.
Thay chất tẩy giày và/hoặc thảm dính.