Biểu hiện và nguyên nhân của dị ứng găng tay cao su

Găng tay cao su là sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ sinh hoạt cho đến sản xuất, y tế, chế tạo,… và đặc biệt là thường được sử dụng trong phòng sạch. Tuy nhiên, có không ít người lại gặp phải tình trạng dị ứng với găng tay cao su, gây ảnh hưởng tới công việc, sức khỏe.

Biểu hiện của dị ứng găng tay cao su

Khi đeo găng tay cao su để làm việc, đặc biệt trong thời gian lâu dài, bạn rất dễ bị ra mồ hôi tay và có thể bị các biểu hiện dị ứng như sau:

  • Mẩn đỏ, nóng rát da tay: Biểu hiện quen thuộc và dễ thấy nhất khi dị ứng mủ cao su là sau khi đeo găng tay vào phút, da tay bắt đầu khó chịu, nóng rát, bỏ ra sẽ thấy da ngứa và mẩn đỏ. Tình trạng này thường gặp ở những loại găng tay latex và găng tay có chứa bột chống dính.
  • Viêm da: Xuất hiện mụn nước, tấy đổ, khô nứt
  • Sốc phản vệ: Một biểu hiện nặng nhất của dị ứng găng tay cao su là sốc phản vệ. Ngoài những triệu chứng ngứa và đỏ mẩn da, thì người bị sốc phản vệ sẽ bắt đầu nổi mề đay, tim đập nhanh, ngực đau thắt, huyết áp tụt,… nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả xấu (Tuy nhiên đây là một trường hợp biểu hiện rất hiếm).

Các nguyên nhân gây dị ứng găng tay cao su

Bột găng tay là nguyên nhân hàng đầu gây dị ứng.

Do sử dụng găng tay có bột:

Đa phần các lý do gây dị ứng găng tay cao su là do các loại bột có trong sản phẩm. Lớp bột này giúp việc đeo vào và tháo ra dễ dàng hơn, thích hợp cho những công việc yêu cầu thao tác nhanh, gỡ găng liên tục. Tuy nhiên, lớp bột này để trong thời gian dài có thể sẽ gây ngứa kết hợp với việc sinh ra mồ hôi ở tay người, sẽ trở thành một yếu tố kích ứng da. Ngoài ra, găng tay cao su có bột sẽ gây ra các loại bụi nếu phải làm việc trong môi trường phòng sạch.

Do bảo quản kém:

Các loại găng tay chuyên dụng thường được bọc hút chân không từ khi sản xuất nên được đảm bảo về mặt chất lượng. Tuy nhiên, một số loại găng tay sẽ bị hỏng hóc, ố vàng, gây dị ứng do bảo quản không đúng cách. Những lý do có thể là từ khi sản xuất, lúc vận chuyển, hoặc lúc sử dụng để sản xuất.

Găng tay làm giả, kém chất lượng:

Găng tay giả và kém chất lượng chắc chắn sẽ khiến cho sức khỏe cũng như hiệu suất công việc của người sử dụng bị ảnh hưởng. Trên thị trường hiện nay, cũng có rất nhiều loại găng tay nhiều nguồn gốc và có trực quan giống nhau, khó phân biệt, vì vậy khi mua sản phẩm găng tay cao su phòng sạch, người dùng nên chọn những thương hiệu uy tín.

Cách xử lý khi bị dị ứng găng tay cao su

  • Dừng sử dụng găng tay cao su ngay khi xảy ra hiện tượng mẫn cảm: Người dùng cần dừng sử dụng ngay khi cảm giác có sự ngứa rát và mẩn đỏ trên da.
  • Nhanh chóng làm sạch, lau khô tay bằng khăn mềm: Không nên gãi hay thoa kem dưỡng, nếu sau 1-2 tiếng mà tình trạng không thuyên giảm, nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.
  • Sử dụng thuốc điều trị dị ứng: Theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thay thế găng tay khác: Nếu nguyên nhân là do găng tay cao su, thì chắc chắn sẽ phải đổi sang một loại găng tay khác, hoặc là chất liệu, hoặc là phụ gia sản xuất theo liều lượng tiêu chuẩn.

Đọc thêm: Lưu ý khi mua găng tay phòng sạch.

Sử dụng loại găng gì ít bị dị ứng

Thông thường trong sản xuất công nghiệp, trong phòng sạch, người ta sử dụng các loại găng tay cao su được sản xuất theo quy trình hiện đại, ít gây kích ứng da tay khi sử dụng.

  • Găng tay cao su Latex không bột: Loại găng được sản xuất bằng cao su thiên nhiên, không có bột. Latex là loại găng tay có tính bám dính cao, thường xuyên được sử dụng cho các hoạt động sản xuất và tính chất công việc đòi hỏi nhiều thao tác.
  • Găng tay cao su Nitrile không bột: Găng tay Nitrile được sản xuất bằng cao su tổng hợp và không phủ bột. Găng tay Nitrile thường được sử dụng trong phòng sạch, các sản phẩm thực phẩm và y tế.
Air Lock là gì?
Tiêu chí lựa chọn vải may quần áo phòng sạch

preloader