Quy trình thiết kế phòng sạch thí nghiệm vi sinh

Phòng sạch thí nghiệm vi sinh là phòng sạch có độ sạch tiêu chuẩn cao, không chỉ kiểm soát về lượng bụi và kích thước mà còn có tiêu chuẩn về mật độ vi sinh vật trong môi trường. Đây là loại phòng sạch quan trọng trong y tế cũng như nghiên cứu các loại sinh vật, virus vi khuẩn, gen,…

Quy trình thiết kế phòng sạch thí nghiệm vi sinh

Các khu vực cần có trong phòng sạch

  • Nơi nhận và bảo quản mẫu vi sinh
  • Nơi chuẩn bị mẫu
  • Khu vực cấy mẫu
  • Nơi ủ mẫu
  • Khu vực chuẩn bị và khử trùng môi trường, dụng cụ
  • Khu vực chung: Kho, phòng nhân viên, phòng thay đồ

Cách bố trí các khu vực trong phòng thí nghiệm cần tuân thủ theo một số quy tắc như sau:

  • Đảm bảo môi trường không có nguy cơ lây nhiễm chéo.
  • Xây dựng quy trình theo nguyên tắc một chiều, công đoạn này tiếp theo công đoạn trước.
  • Tách riêng các hoạt động theo thời gian hoặc không gian.
  • Mặt bằng riêng từng khu vực phải phù hợp với nhu cầu và được giữ vệ sinh, ngăn nắp. Không gian tương ứng với công việc và khối lượng thao tác trong phòng sạch.

Xem thêm: Vi sinh vật trong phòng sạch.

Quy trình thiết kế phòng sạch thí nghiệm vi sinh

Lên bản vẽ dành cho nhà máy hoặc nơi đặt phòng sạch:

Để lên phương án thiết kế một cách chính xác nhất, nhà máy cần có bản vẽ chi tiết về dện tích phòng, các vị trí ổ điện, đường nước, ống khí,… Thông thường bản vẽ sẽ được lên bằng mô phỏng 3D một cách trực quan nhất.

Bố trí các thiết bị thí nghiệm trong phòng sạch thí nghiệm vi sinh:

Phòng thí nghiệm có nhiều thiết bị khác nhau nhằm phục vụ công việc phân tích vi sinh. Cần phải bố trí sao cho hợp lý tránh gây ảnh hưởng đến quy trình thao tác làm việc của các nhân viên phòng sạch.

Lưu ý khi thiết kế, xây dựng phòng thí nghiệm vi sinh

  • Các loại thiết bị hỗ trợ trong phòng sạch thí nghiệm vi sinh phải được sắp xếp không gian riêng, tách biệt với các khu vực khác, đặc biệt là khu vực sản xuất (nhất là đối với các loại vật tư, thuốc, hóa chất, chất thải).
  • Cần thiết kế đủ không gian cho tất cả các hoạt động cần thiết, tránh chồng chéo gây lây nhiễm nguồn bẩn.
  • Tránh các bề mặt bằng gỗ trong phòng sạch, nên thay thế bằng các loại vật liệu chống cháy, độ bền cao, có thể khử trùng dễ làm sạch.
  • Cần có nguồn cung cấp không khí riêng cho các hoạt động trong phòng sạch, không nên sử dụng chung với hệ thống không khí của cả nhà máy, tòa nhà, bởi còn cần lắp đặt các bộ lọc chuyên dụng, thiết bị hồi khí,…
  • Phải được thiết kế theo hướng một chiều, chỉ đi dễ dàng từ khu vực sạch ra khu vực bên ngoài và kiểm định nghiêm ngặt ở chiều ngược lại (Thường lắp đặt để đi qua Airlock, nhân viên đi vào cần mặc đồ bảo hộ,…).
  • Các mối nối giữa trần, tường, sàn phải được bo cong để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lau chùi trong phòng sạch.

Đọc thêm: Những điều cần biết khi vệ sinh phòng sạch.

Air Shower - Buồng thổi khí được lắp đặt cho phòng sạch nào?
Cargo Air Shower

preloader