Các vật khi cọ sát, tiếp xúc làm mất cân bằng về điện tích. Nếu các vật là vật liệu dẫn điện hoặc truyền dẫn tĩnh điền thì điện tích có thể được truyền đi nhờ nối đất hoặc truyền sang vật khác. Tuy nhiên đối với vật cách điện thì ngược lại chúng ta sẽ không thể áp dụng phương pháp nối đất cho vật liệu này do đó tĩnh điện vẫn tồn tại trên sản phẩm chứa vật liệu cách điện và vật liệu này sẽ cảm ứng sang vật liệu khác là chúng phân cực và mất cân bằng tĩnh điện theo dẫn tới nguy cơ phóng tĩnh điện gây hỏng hỏng hóc và hư hại sản phẩm.
Như đã giải thích ở phần 1. Vật liệu cách điện là vật liệu không thể nối đất được. Do đó chúng ta cần có biện pháp để khử tĩnh điện vẫn tồn tại trên sản phẩm này đi và phương pháp đó phải được tối ưu trong thời gian ngắn.
Trong sản xuất các linh kiện điện tử hiện đại với những chiếc smartphone vô cùng nhỏ bé các linh kiện luôn được chế tạo và đảm bảo về yếu tố kỹ thuật và hình thức. Trong đó có những linh kiện như IC có kích thước vô cùng nhỏ mà còn được bao bọc bởi 1 lớp cách điện bên ngoài để tránh tác nhân gây hại với linh kiện, hay các linh kiện khác cũng vẫn được bao phủ bởi 1 lớp cách điện để bảo vệ kinh kiện nên chính điều này làm gia tăng thêm về khả năng tích lũy tĩnh điện. Vậy để đảm bảo tĩnh điện trên lớp cách điện tại các linh kiện được truyền đi hết thì ta sẽ phải dùng một thiết bị khử tĩnh điện trên vật liệu cách điện đó chính là thiết bị khử tĩnh điện Ionizer. Đó là một thiết bị có khả năng biến các nguyên tử trung hòa điện tích thành ion +,- sau đó ion này được đưa đến vật liệu cần khử tĩnh điện thông quá khí áp suất hoặc quạt Motor.