– Phễu rung cấp phôi (Bowl Feeder) là một hệ thống cấp phôi tự động, thường được sử dụng trong các ngành linh kiện điện tử, gia công kim loại, sản xuất và lắp ráp,…
– Phễu rung có rất nhiều kích thước từ nhỏ đến to, trong đó lại chia thành hai loại là phễu rung loại thẳng đứng (bowl kín) và phễu rung dạng bậc thang (bowl hở)
– Để chọn kích thước phễu rung phù hợp với linh kiện cần làm rõ 2 phần
Phần 1: Xác định theo kích thước lớn nhất của linh kiện
Phần 2: Xác định số lượng linh kiện cần cung cấp vào phễu rung.
Bên trên là Biểu đồ phễu rung cấp phôi với hai loại là thẳng đứng và bậc thang. Dựa vào hai biểu đồ này khách hàng sẽ lựa chọn phễu rung phù hợp với linh kiện của mình.
– Trục Workplece length (Trục x) là chiều dài nhất linh kiện khi làm việc, đơn vị mm.
– Trục Workplece diameter (Trục y) là Trục Model phễu rung tương ứng với linh kiện bạn sử dụng.
Cách xác định phôi:
– Xác định chiều dài nhất của linh kiện
– Ứng với biểu đồ và xác đinh model tương ứng
*Trong trường hợp kích thước linh kiện nằm trong khoảng thì lấy phễu rung có kích thước lớn hơn (Ví dụ trong phễu rung loại bậc thang, kích thước linh kiện 30mm thì nên lấy kích thước lớn hơn là 40mm tương ứng Model EA20 tránh trường hợp tắc khi lọc phôi)
Bước 1: Tính thể tích linh kiện (đơn vị lít):
Bước 2: Tính thể tích tổng linh kiện (đơn vị lít)
*Công thức tính số lượng linh kiện đổ vào phễu:
Bước 3: Lựa chọn Model phù hợp (trong trường hợp đã chọn được Model ở Phần 1 nhưng Phần thể tích linh kiện không đáp ứng yêu cầu thì chọn Model có thể tích lít Capacity lớn hơn)
Vphễu = VCapacity
* Lý do chia 2: Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành phễu rung