Phương pháp hạn chế lỗi tĩnh điện gây ra bởi con người

1. Các lỗi phổ biến mà tĩnh điện gây ra

Trong các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, điện thoại, màn hình… gặp phải rất nhiều các lỗi về ESD gây nên gây hỏng hóc ảnh hưởng nhiều đến thương hiệu cụ thể hai lỗi hỏng hóc thường gặp phải đó là:

  • Lỗi hỏng trực tiếp sản phẩm: Lỗi này phát sinh nhìn thấy ngay sau khi thiết bị hỏng lỗi chiếm 40% trong các nhà máy. Lỗi này nhận biết rất dễ dàng có thể nhìn thấy được thông qua các công đoạn kiểm tra PE,QC gây thiệt hại lớn cho nhà máy.
  • Lỗi hỏng tiềm ẩn trong sản phẩm: Lỗi này thông thường rất khó phát hiện ngay lập tức hoặc trải qua các công đoạn test của bộ phận PE và bộ phận QC cũng không phát hiện ra. Khi sản phẩm mang ra ngoài thị trường tiêu thụ và sử dụng thì lúc đó thiết bị và sản phẩm hỏng (trong thời gian bảo hành) hoặc sau thời gian bảo hành mà không rõ nguyên nhân dẫn đến việc thương hiệu của Nhà Cung Cấp sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Lỗi này chiếm tới 60% trong nhà máy.

Vậy điều gì gây ra các lỗi trên? Câu trả lời chính là do ESD gây ra.

Vậy ESD gây ra bằng cách nào? Tĩnh điện rõ ràng là điện nên mắt thường không thể nhìn thấy được mà chỉ có thể nhận biết bằng các máy đo điện trường và điện áp mới phát hiện ra. Và tĩnh điện sinh ra trong nhà máy chủ yếu do các nguyên nhân sau :

  • Nguyên nhân 1: Tĩnh điện do vật tự tích tụ và tự phóng khi được tiếp xúc với vật khác hoặc con người.
  • Nguyên nhân 2: Tĩnh điện do con người phóng vào sản phẩm.
  • Nguyên nhân 3: Tĩnh điện do cảm ứng từ vật liệu cách điện được đặt không đúng khoảng cách.

Trong 3 nguyên nhân trên thì trong nhà máy cần kiểm soát tĩnh điện cao nhất là đối với con người. Các nhân viên làm việc trong nhà máy cần phải được đào tạo và kiểm soát tĩnh điện khi làm việc và thao tác với linh kiện điện tử ESDS.

2. Ảnh hưởng của con người với chương trình kiểm soát tĩnh điện

Trong các chương trình kiểm soát tĩnh điện trong nhà máy thì tài liệu tĩnh điện luôn đề cập đến vấn đề về đào tạo các nhân viên khi làm việc trong nhà máy hay làm việc trong khu vực EPA (khu vực kiểm soát tĩnh điện của nhà máy). Trong đó luôn luôn nhấn mạnh tất cả nhân viên làm việc và thao tác với các linh kiện điện tử ESDS phải được đào tạo và trang bị bảo hộ và nối đất bằng giầy và sàn hoặc thông qua vòng đeo tay.

Nguyên nhân: Con người là một đối tượng sinh ra tĩnh điện trong quá trình làm việc và di chuyển tĩnh điện sinh ra trên cơ thể người và lưu trữ ở cơ thể cho đến khi gặp các đối tượng có thể phóng tĩnh điện được khi đó tĩnh điện được phóng vào linh kiện do tiếp xúc trực tiếp sẽ phá hủy các kết nối cơ bản của linh kiện gây hỏng luôn hoặc phá hủy 1 phần linh kiện làm cho linh kiện bị yếu đi thời gian sau mới hỏng. Vậy kiểm soát tĩnh điện trên người là vô cùng cần thiết đối với sản xuất

3. Các phương án hạn chế tĩnh điện trên người phổ biến nhất

Người là nguyên nhân và là nguồn phát sinh tĩnh điện và ảnh hưởng trực tiếp lên sản phẩm do đó con người cần được xả tĩnh điện. Ở trong chương trình kiểm soát tĩnh điện thì phương pháp nối đất cho người là phương pháp quan trọng nó gồm 2 phương pháp nối đất

  • Nối đất cho người thông qua hệ giầy- sàn
  • Nối đất cho người thông qua vòng đeo tay

Trong đó phương pháp nối đất thông qua vòng đeo tay phù hợp với những nhân viên trực tiếp làm việc với linh kiện ESDS.

Vậy nếu như nhân viên tháo vòng đeo tay trong quá trình sử dụng thì sẽ phát hiện như thế nào.

Trên thị trường giờ có rất nhiều các thiết bị giám sát vòng đeo tay như vậy trong đó có các thiết bị:

  • Giám sát cục bộ bằng còi và đèn như ESEI-C518
  • Giám sát được 8 vị trí hiển thị bằng đèn led ở đầu line và xuất được tín hiệu lên server ESEI-M682.

Hai phương pháp trên là hai phương pháp phổ biến và áp dụng trong các nhà máy có nhân viên đeo vòng đeo tay. Do đó chúng ta cần chọn lựa chọn phương pháp phù hợp để áp dụng trong nhà máy có hiệu suất cao nhất.

Phân Loại và Hướng dẫn chọn phễu rung cấp phôi tự động hợp lý
Sự cần thiết của nối đất ESD trong các nhà máy láp ráp điện tử

preloader