Vải không dệt và ứng dụng trong công nghiệp

Vải không dệt là một loại vải thông dụng được nhiều người biết đến, có tính ứng dụng trong cả đời sống và sản xuất công nghiệp như làm túi vải, quần áo bảo hộ, khăn lau phòng sạch, khẩu trang y tế, mặt nạ làm đẹp,… Vậy hãy cùng tìm hiểu về vải không dệt và các đặc tính giúp sản phẩm này được ưa thích tại nhiều lĩnh vực như vậy nhé!

Vải không dệt là gì?

Vải không dệt (Non – woven fabric) là loại vải được tạo ra không phải bằng phương pháp dệt (dệt thoi và dệt kim). Chúng được cấu tạo bởi các hạt nhựa tổng hợp và các thành phần bổ sung, được liên kết với nhau bằng chất kết dính, dung môi hóa chất hoặc nhiệt cơ khí học hiện đại từ các loại máy móc tự động. Những tấm vải không dệt được tạo ra bằng công nghệ này sẽ mỏng, nhẹ, xốp và có độ bền cao hơn các loại vải thông thường.

Khi sản xuất vải không dệt, nhà máy sẽ thường trộn thêm một tỷ lệ phần trăm từ các loại vải tái chế khác để tạo thành tấm vải thành phẩm. Một số loại vải không dệt cũng có thể tái chế sau khi sử dụng.

Vải không dệt có nguồn gốc từ rất xưa, khi các đoàn lữ khách đi ngang qua sa mạc, họ đã đặt một búi lên lên dép nhằm hạn chế nhiệt độ cũng như ma sát. Sau đó, những sợi len này được đan lại với nhau, tạo thành cấu trúc vải từ nhiều yếu tố như lực chân, độ ẩm, nhiệt độ cao,… trở thành một phiên bản vải không dệt đầu tiên. Mãi cho đến thế kỉ 19 tại nước Anh, một người thợ đã sáng chế ra thiết bị đặc biệt giúp cắt các chất xơ thừa trong dệt may thành sợi, dùng để làm ruột gối, sau nhiều lần cải tiến để chúng dính vào với nhau thì đã ra đời một loại vải không dệt hiện nay.

Xem thêm: Sản phẩm khăn lau vải không dệt

Đặc tính của vải không dệt

  • Tạo thành tấm vải nhưng không cần dệt: Như tên của sản phẩm, vải không dệt được tạo thành mà không cần các công đoạn dệt như loại vải thông thường.
  • Thân thiện với môi trường: Cấu tạo của vải không dệt có một phần của những loại vải tái chế, và bản thân vải không dệt cũng có thể tái chế sau khi sử dụng. Vải không dệt mang lại độ an toàn cao cho người dùng: Được sử dụng để làm các loại sản phẩm bảo hộ như khẩu trang, khăn lau, băng vệ sinh, tã lót, và nhiều vật dụng phổ biến khác.
  • Màu sắc có tính đồng nhất: Chất liệu Polypropylene giúp cho vải không dệt có màu sắc đồng nhất.
  • Có thể in ấn: Giống với các loại vải thông thường là vải không dệt có thể in ấn một trên bề mặt. Tuy nhiên, việc in ấn trên vải không dệt đòi hỏi yêu cầu cao hơn, được xử lý một cách chuyên nghiệp để đảm bảo độ phủ dày của mực, màu sắc hợp lý đặc biệt với các yêu cầu in nhiều màu sắc.
  • Thấm hút tốt: Vải không dệt có thể thấm hút các dung môi tốt và kể cả bám dính bụi bẩn sạch hơn vải thông thường.

Ứng dụng của vải không dệt

  • Trong ngành nông nghiệp: Được sử dụng để sản xuất các loại vải ngăn, phủ cho cây trồng và chống sâu bọ.
  • Trong ngành may mặc: Sử dụng trong sản xuất các loại quần áo lót, đế giày, lót giày, và các loại quần áo chuyên dụng.
  • Sản xuất đồ bảo hộ lao động: Là một ứng dụng phổ biến nhất của vải không dệt, các loại quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang, giày bảo hộ,… thường được cấu tạo từ vải không dệt.

Với các đặc tính của vải không dệt, rất nhiều sản phẩm trong phòng sạch cũng như các lĩnh vực sản xuất khác ưa chuộng nguyên vật liệu này bởi sự thấm hút tốt, độ mỏng nhẹ dễ sử dụng.

Xem thêm: Quy trình sản xuất khăn lau phòng sạch

Phòng thay đồ vào phòng sạch: The Gowning Room
Thuật ngữ chuyên môn thường thấy trong phòng sạch

preloader