Túi chống tĩnh điện Shielding bag

1. Khái niệm về túi Shielding bag

Trong quá trình di chuyển, vận chuyển linh kiện điện tử, board mạch có thể sinh ra tĩnh điện từ việc ma sát giữa linh kiện với bề mặt của túi đựng. Hoặc linh kiện có thể bị ảnh tác động bởi tác nhân “Cảm ứng từ”, “phóng tĩnh điện” từ các đối tượng nhiễm tĩnh điện khác xung quanh. Vậy nên, giải pháp sử dụng túi Shielding bag mang lại hiệu quả tối ưu đảm bảo an toàn cho các đối tượng linh kiện nhạy cảm tĩnh điện.

2. Phân loại túi Shielding bag

Túi chống tĩnh điện shielding bag có nhiều loại với từng đặc tính kỹ thuật khác nhau. Tùy vào điều kiện và yêu cầu của người sử dụng để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Shielding bag có 5 cấp độ cho từng loại túi như:

Cấp 1: Túi ESD chống ẩm để bảo vệ các linh kiện nhạy cảm tĩnh điện và ảnh hưởng bởi độ ẩm.

  • Với những hoạt chất chống ẩm được pha trộn vào hỗ hợp sản xuất túi ESD chống ẩm. Đảm bảo các linh kiện nhạy cảm tĩnh điện được bảo vệ an toàn bởi ảnh hưởng của đổ ẩm bên ngoài hoặc nhiệt độ độ ẩm từ mối hàn chì trên board mạch khi mới hàn tồn tại trong túi.
  • Chống phóng tĩnh điện hay ảnh hưởng bởi từ trường đến linh kiện
  • Tính chất Low-Charging ( Khả năng nạp tĩnh điện thấp) để loại bỏ tĩnh điện tồn tại trong túi trong quá trình ma sát khi di chuyển có thể phóng đến linh kiện ESDS.
  • Điện trở bề mặt túi bên trong hoặc bên ngoài nằm trong dải truyền dẫn tĩnh điện (10^4-10^11) để có thể truyền đi được tĩnh điện khi bề mặt túi tiếp xúc với đất
    *** Túi này được tạo từ các lá thép kim loại, các lớp nhựa, và được phủ bằng hóa chất chống tĩnh điện. Điện trở bề mặt giữa bên trong túi và bên ngoài bề mặt túi là khác nhau.

Cấp độ 2: Túi chống tĩnh điện không chống ẩm

  • Túi này không chịu được độ ẩm, nhiệt độ sinh ra trong túi khi board mạch vừa được hàn xong.
  • Bảo vệ phóng tĩnh điện và từ trường ảnh hưởng đến linh kiện
  • Tính chất Low-Charging ( Khả năng nạp tĩnh điện thấp) để loại bỏ tĩnh điện tồn tại trong túi trong quá trình ma sát khi di chuyển có thể phóng đến linh kiện ESDS.
  • Điện trở bề mặt túi bên trong hoặc bên ngoài nằm trong dải truyền dẫn tĩnh điện (10^4-10^11) để có thể truyền đi được tĩnh điện khi bề mặt túi tiếp xúc với đất
    *** Túi này được tạo từ các lá thép kim loại, các lớp nhựa, và được phủ bằng hóa chất chống tĩnh điện. Điện trở bề mặt giữa bên trong túi và bên ngoài bề mặt túi là khác nhau.

Cấp độ 3: Túi chống tĩnh điện (Shielding bag)

  • Bảo vệ phóng tĩnh điện và từ trường ảnh hưởng đến linh kiện
  • Tính chất Low-Charging ( Khả năng nạp tĩnh điện thấp) để loại bỏ tĩnh điện tồn tại trong túi trong quá trình ma sát khi di chuyển có thể phóng đến linh kiện ESDS.
  • Điện trở bề mặt túi bên trong hoặc bên ngoài nằm trong dải truyền dẫn tĩnh điện (10^4-10^11) để có thể truyền đi được tĩnh điện khi bề mặt túi tiếp xúc với đất
    ***Túi này được tạo từ các lá thép kim loại trong suốt, các lớp nhựa, và được phủ bằng hóa chất chống tĩnh điện. Điện trở bề mặt giữa bên trong túi và bên ngoài bề mặt túi là khác nhau.

Cấp độ 4: Túi dẫn điện

  • Volume điện trở bề mặt cho phép nạp và truyền dẫn tĩnh điện từ bề mặt túi đến đất.
  • Có thành phần chống lại điện từ trường
  • Chú ý: Không có thành phần chống phóng tĩnh điện
    *** Túi dẫn điện thông thường loại bỏ đi các lớp nhựa như các túi ở cấp độ 1-2-3. Chỉ bao gồm các nguyên vật liệu dẫn điện. Điện trở bề mặt bên trong và bên ngoài túi là như nhau.

Cấp độ 5: Túi truyền dẫn tĩnh điện

  • Tính chất Low-Charging ( Khả năng nạp tĩnh điện thấp) để loại bỏ tĩnh điện tồn tại trong túi trong quá trình ma sát khi di chuyển có thể phóng đến linh kiện ESDS.
  • Điện trở bề mặt túi bên trong hoặc bên ngoài nằm trong dải truyền dẫn tĩnh điện (10^6-10^11) để có thể truyền đi được tĩnh điện khi bề mặt túi tiếp xúc với đất
    *** Cấu trúc của các túi truyền dẫn tĩnh điện thông thường không có các lớp nhựa hay không được phủ bằng hóa chất chống tĩnh điện mà giá trị điện trở bề mặt bên ngoài và bên trong túi là như nhau.

Chú ý: Người dùng nên xem xét độ ẩm, và mức tĩnh điện mà đối tượng linh kiện có thể chịu đựng được để lựa chọn loại túi phù hợp

3. So sánh các cấp độ túi Packing

Cấp độ Chức năng Đặc điểm Thành Phần Cấu tạo Tính chất Điện trở bên trong và ngoài túi
1 Chống tĩnh điện và chống ẩm Chịu được ESD, độ ẩm sinh ra từ board mới hàn, độ ẩm trong túi Hóa chất ESD chống ẩm lá thép, lớp nhựa được phủ bằng hóa chất ESD LOW CHARGE 1 mặt R=10^4-10^11
2 Túi dùng chung cho đóng gói ESD Không Chịu được ESD, độ ẩm sinh ra từ board mới hàn, độ ẩm trong túi NVL chống tĩnh điện lá thép, lớp nhựa được phủ bằng hóa chất ESD LOW CHARGE 1 mặt R=10^4-10^11
3 Đặc trưng bảo vệ ESD Có giá trị điện trở bề mặt cho phép nạp và truyền đi đến đất NVL chống tĩnh điện Lá thép trong suốt, lớp nhựa được phủ hóa chất ESD LOW CHARGE 1 mặt R=10^4-10^11
4 Túi dẫn điện Có giá trị điện trở bề mặt cho phép nạp và truyền đi đến đất NVL chống điện từ trường (NO TP ESD) Các NVL dẫn điện DẪN ĐIỆN Điện trở mặt trong và ngoài như nhau
5 Truyền dẫn tĩnh điện Điện trở bề mặt trong và ngoài nằm trong dải tuyền dẫn Các NVL truyền dẫn điện LOW CHARGE Điện trở mặt trong và ngoài như nhau

 

——————–

Để biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý vị.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Systech

🏦 Tầng 12, Tòa Viwaseen, 48 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎ Hotline: 083.383.1313

Email: info@systech.vn

Giới thiệu máy cấp liệu phễu rung Partsfeeder
Giới thiệu túi nhôm chống tĩnh điện Shielding bag

preloader