Quy trình sản xuất găng tay Nitrile

Găng tay Nitrile là một trong những vật tư tiêu hao quen thuộc không chỉ trong sản xuất công nghiệp, lĩnh vực y tế, thực phẩm mà còn ở trong đời sống sinh hoạt thông thường. Để tạo ra một sản phẩm găng tay Nitrile phòng sạch chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế thì cần phải có quy trình sản xuất cụ thể, gồm nhiều công đoạn tỉ mỉ và không được có bất kỳ lỗi nào dù là nhỏ nhất. Tuỳ thuộc vào mỗi nhà sản xuất mà dây chuyền sản xuất găng tay Nitrile phòng sạch sẽ khác nhau về quy định cũng như quy trình cụ thể, chi tiết.. Hãy cùng tìm hiểu quy trình sản xuất găng tay Nitrile từ đầu đến cuối công đoạn như thế nào nhé!

Quy trình chuẩn bị nguyên liệu cho sản xuất

Quy trình sản xuất găng tay Nitrile – hay còn gọi là công nghệ sản xuất găng tay cao su được bắt đầu từ nguyên vật liệu Nitrile Butadine Rubber Latex (NBR) có nguồn gốc là các dẫn xuất dầu mỏ. Giống như mủ cao su thiên nhiên, nguyên liệu này cần phải cacboxyl hóa để tăng độ bền cho găng tay Nitrile thành phẩm. Quá trình lưu hóa được thực hiện bằng cách thêm các hợp chất hóa học để tạo sự ổn định, chống oxy hóa,… Sau khi để một thời gian, hợp chất này sẽ chính thức được đưa vào dây chuyền sản xuất.

Đọc thêm: Găng tay Nitrile phòng sạch

Quy trình sản xuất găng tay Nitrile

Bước 1: Làm sạch khuôn:

Quy trình sản xuất găng Nitrile là quy trình tuần hoàn và khép kín, mỗi chiếc găng tay đều được tạo hình thông qua khuôn sứ (former), vì vậy khuôn sứ luôn phải được đảm bảo sạch sẽ không dính bụi, tránh khi nhúng sẽ bị dính vật chất bẩn vào thành phẩm gây lỗi găng. Để làm sạch khuôn, cần phải ngâm trong hóa chất tẩy rửa, sau đó làm sạch bề mặt khuôn sứ bằng các loại công cụ vệ sinh chuyên dụng, sau đó rửa lại và làm sạch bằng nước.

Bước 2: Sấy khô khuôn:

Sau khi làm sạch, khuôn sứ định hình găng tay được sấy khô bề mặt trong khoảng 10-20 phút, để ráo nước trước khi được di chuyển băng chuyền sang công đoạn kế tiếp.

Bước 3: Nhúng đông kết:

Nhúng đông kết là quá trình nhúng lên bề mặt khuôn sứ chất đông kết mỏng để tăng kết dính trong các công đoạn nhúng mủ ở phía sau. Thành phần chất đông kết thường là Canxi Nitrat, các chất làm ướt, chất ổn định, chất khử bọt,… Một vài trường hợp đặc biệt, chất làm đặc sẽ được thêm vào thành phần để cải thiện với găng tay phẫu thuật.

Khuôn sứ sản phẩm được nhúng vào chất dông kết để tạo thành một lớp mỏng, độ dày thường phụ thuộc nhiều vào yếu tố nồng độ đông tụ, độ nhớt, thời gian nhúng, tốc độ rút và độ ổn định hóa học của nguyên liệu.

Đây là một quy trình quan trọng nếu muốn sản xuất ra các găng tay Nitrile có độ dày mỏng khác nhau.

Bước 4: Sấy đông kết:

Sau khi nhúng đông kết thì khuôn sứ sẽ phải trải qua quá trình sấy khô bề mặt, giúp lớp đông kết bám dính để chuẩn bị cho công đoạn nhúng mủ cao su.

Bước 5: Nhúng mủ:

Mủ cao su NBR được pha trộn với nước theo tỷ lệ quy định rồi đưa vào hệ thống bồn nhúng mủ. Những bồn nhúng mủ này được thiết kế giúp khuôn sứ tạo hình di chuyển trong bồn theo tốc độ phù hợp để tạo điều kiện cho mủ bám dính đều lên trên bề mặt khuôn sứ. Sau đó, tiếp tục nhúng chất làm đông và chất đông tụ để có được độ dày màng mong muốn.

Với găng tay Nitrile, sẽ có tiếp tục một lần nhúng mủ thứ hai để nâng cao chất lượng, việc nhúng hai lần có thể cải thiện được tính chất kéo cho thành phẩm cuối cùng.

Bước 6: Sấy găng:

Công đoạn sấy găng tay theo nhiều độ điều chỉnh giúp găng tay khô một phần để dễ dàng cho các công đoạn tiếp theo. Nếu găng tay không đủ khô, vẫn ướt thì sẽ bị bung ra dẫn đến gấp mép xuất.

Bước 7: Rửa găng tay:

Sau công đoạn sấy, găng tay sẽ được chuyển đến khu vực rửa găng và được nhúng vào các bồn chứa nước có nhiệt độ rất cao khoảng 700 độ C. Nước nóng sẽ loại bỏ các protein trên găng tay, giúp người sử dụng không bị dị ứng trong thời gian sử dụng lâu dài.

Đọc thêm: Biểu hiện và nguyên nhân dị ứng găng tay Nitrile.

Bước 8: Se viền găng tay:

Công đoạn se viền găng tay là thao tác tạo viền cho găng tay giúp người sử dụng cuối cùng có thể dể dàng trang bị sản phẩm. Công đoạn này thường dùng chổi lăn để cuốn mép viền lại để tạo thành cuộn vòng.

Bước 9: Lưu hóa găng tay:

Găng tay sẽ được lưu hóa trong một thời gian nhất định ở nhiệt độ điều chỉnh sẵn. Lưu hóa có tác dụng lưu trạng thái cố định của sản phẩm, giúp hình thành các liên kết ngang làm cho găng tay có độ bền cao, chống hiện tượng rách và xuống cấp sau này.

Bước 10: Tách chiết găng tay:

Bước cuối cùng để thành phẩm là rửa trôi loại bỏ các vật liệu hòa tan trong nước ở bề mặt sản phẩm. Sau khi làm khô thì cần rửa lại một lần nữa rồi tiếp tục quá trình tuốt găng và ra được chiếc găng tay Nitrile hoàn chỉnh.

Cuối quy trình, các nhà máy sản xuất sẽ đóng gói găng tay Nitrile – thông thường từ 50 đôi trong một túi hút chân không, môi trường đóng gói thường là phòng sạch để đảm bảo khi đến tay khách hàng sản phẩm luôn trong tình trạng sẵn sàng sử dụng trong các môi trường từ bình thường cho đến phòng sạch.

Đọc thêm: Hiện tượng găng tay đổi màu sau một thời gian sử dụng.

Kết luận

Để có thể sản xuất ra được một sản phẩm găng tay phòng sạch chất lượng phải trải qua rất nhiều quy trình tiêu chuẩn mới có thể đảm bảo được chất lượng cũng như giữ vững được tính năng của găng tay. Trong bài viết này, Systech chia sẻ về quy trình mà công ty đang áp dụng cũng như các bước cơ bản để có thể làm ra được một sản phẩm găng tay đúng tiêu chuẩn quốc tế.

Để biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý vị.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Systech

🏦 Tầng 12, Tòa Viwaseen, 48 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

☎ Hotline: 083.383.1313

Email: info@systech.vn

Lưu ý khi lựa chọn nội thất phòng sạch
Thiết bị kiểm tra chất lượng phòng sạch

preloader