Phân biệt găng tay Nitrile, Latex và Vinyl

Hiện nay, trên thị trường găng tay cho ngành công nghiệp đang xuất hiện rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, 3 loại găng tay được sử dụng nhiều nhất chính là găng tay Nitrile, găng tay Latex và găng tay Vinyl (Hay còn gọi là PVC). Vậy những loại găng này có gì khác nhau, phân biệt như thế nào, hãy cùng tìm hiểu với Systech nhé.

Thị trường găng tay cao su

Trên thế giới, Malaysia đang là nước cung cấp đến 60% sản lượng găng tay cao su, họ có ngành công nghiệp sản xuất phát triển, công nghệ tân tiến luôn đảm bảo chất lượng. Đây cũng là nguồn cung lớn cho các loại găng tay đang được sử dụng ở Việt Nam – dù ở nội địa cũng bắt đầu có các nhà máy sản xuất găng tay theo quy trình chuyên nghiệp, hiện đại.

Ở Việt Nam nói riêng và các nước phát triển công nghiệp nói chung, việc sử dụng găng tay cao su là điều cần thiết để phục vụ các thao tác công việc trong phòng sạch, phòng sản xuất, phòng thí nghiệm,… Các loại găng tay này thường được dùng với số lượng lớn trong ngày, đặc biệt là ở một vài công ty coi trọng bảo hộ an toàn và chất lượng sản phẩm thì có thể thay đến vài đôi găng tay trên một nhân sự trong ngày.

So sánh găng tay Nitrile, Latex và Vinyl

So sánh Găng tay Nitrile Găng tay Latex Găng tay Vinyl (PVC)
Chất liệu Cao su tổng hợp Cao su tự nhiên Polyvinyl và chất làm dẻo
Ứng dụng Sử dụng trong ngành sản xuất điện tử, phòng sạch, y tế Sử dụng trong công nghiệp Thường dùng trong ngành thực phẩm
Co giãn Độ co giãn thấp hơn Latex Dễ đeo vừa tay, thao tác tốt, co giãn tốt Ít khi vừa tay, ít co giãn
Khả năng gây dị ứng Ít gây dị ứng Có khả năng gây dị ứng Không gây dị ứng
Độ bền Chống đâm thủng, chống hóa chất Chống các loại nước tẩy rửa nhẹ Không chống hóa chất
Giá Giá cao Giá trung bình Giá rẻ

Cách lựa chọn găng tay phù hợp

Với 3 loại găng tay Nitrile, Latex, Vinyl và đa dạng loại khác trên thị trường, bạn sẽ cần lựa chọn găng tay nào để phù hợp với yêu cầu, mục đích sử dụng của mình?

  • Nắm bắt rõ mục đích sử dụng, quy trình sản xuất: Để chọn được loại găng tay phù hợp, bạn cần hiểu rõ về quy trình, sản phẩm mà bạn sẽ sử dụng găng tay để thao tác, tiếp xúc. Nếu môi trường tiếp xúc có hóa chất hoặc nguyên vật liệu nhạy cảm, thì bạn sẽ phải chọn loại găng có độ bền và chống tĩnh điện.
  • Hiệu quả khi sử dụng: Trước khi đưa vào sử dụng hàng loạt, bạn cần phải sử dụng thử, để xem hiệu quả, hiệu suất khi sử dụng các loại găng khác nhau sẽ đem đến như thế nào.
  • Lựa chọn dựa trên số lượng, chi phí: Đối với ngân sách thấp mà cần số lượng sử dụng nhiều, bạn có thể sử dụng găng tay Vinyl (PVC), ngược lại nếu ngân sách cao, bạn có thể cân nhắc lựa chọn Nitrile hoặc Latex cho nhân viên của mình.
  • Chọn nhà cung cấp găng tay uy tín: Hiện nay rất nhiều nhà cung cấp găng tay trên thị trường và rất khó để xác định chất lượng nếu bạn không kiểm tra kỹ lưỡng từng lô hàng. Chính vì vậy, hãy lựa chọn các nhà cung cấp găng tay có danh tiếng trên thị trường, có khả năng cung cấp cho nhiều khách hàng khác nhau, hoặc cùng trong ngành, lĩnh vực giống bạn.

Đọc thêm: Lưu ý khi chọn mua găng tay phòng sạch.

Găng tay Latex là gì?
Ứng dụng của tăm bông phòng sạch

preloader