Những nguy hại tiềm ẩn của tĩnh điện

1. Sự hình thành của tĩnh điện trong sản xuất.

– Như chúng ta đã biết tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của vật liệu và điện tích sẽ lưu trữ ở đó cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một sự truyền điện hoặc một sự phóng điện.

– Vậy trong sản xuất các sản phẩm trong một nhà máy sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố phát sinh tĩnh điện. Hễ vật gì có thể chuyển động, tiếp xúc, cọ sát, thậm chí không cần cọ sát tiếp xúc vẫn có thể làm cho vật khác mất cân bằng điện tích. Vậy tĩnh điện hình thành như thế nào ?

– Tĩnh điện thực chất là sự cho và nhận electron giữa các nguyên tử nằm cạnh nhau. Khi 2 vật liệu nằm cạnh nhau sẽ xuất hiện 1 lực tương tác giữa các nguyên tử với nhau gọi là lực culong (lực hấp dẫn). Nguyên tử nào có lực hớp dẫn mạnh hơn thì sẽ rất dễ dàng có thể hút được các e nằm ngoài cùng ở nguyên tử cạnh về phía mình. khoảng cách càng gần thì lực hớp dẫn càng lớn. vậy khi nguyên tử mất e sẽ mang điện tích (+) nhiều hơn. Nguyên tử nhận thêm e sẽ mang điện tích (-) nhiều hơn khi đó sẽ xảy ra sự chênh lệch điện tích mà người ta gọi là tĩnh điện.

2. Tác hại tiềm ẩn của tĩnh điện.

– Về bản chất các vật chất trong tự nhiên luôn có xu hướng tìm lại trạng thái cân bằng ban đầu của bản thân nó ví dụ như: Nhiệt độ, mực nước, không khí … Vậy tĩnh điện cũng không nằm ngoài quy luật như thế do bản thân nó đang bị mất cân bằng về điện tích cho nên nó sẽ tìm mọi cách để trở về trạng thái cân bằng của nó.

– Tĩnh điện sẽ được xả đi thông qua truyền trực tiếp lên vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang vật khác với một mức điện áp rất cao.

– Việc công nghệ ngày càng phát triển các quy trình sản xuát các linh kiện điện tử có xu hướng thiết kế ngày càng nhỏ và tinh vi thì mức độ chịu tải nó càng nhỏ đi nếu tĩnh điện được xả nhanh và mạnh như vậy sẽ gây ra hậu quả vô cùng to lớn và đặc biệt là gây hỏng thiết bị ngay lập tức.

– Ngoài việc hỏng ngay lập tức nó còn làm thiết bị bị chết dần, hỏng 1 cách từ từ sau khi đến tay người sử dụng mới hỏng hẳn, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của sản phẩm đến thương hiệu của nhà máy… Mối nguy hại to lớn này chính là tác hại tiềm ẩn của tĩnh điện.

– Tác hại tiềm ẩn của thiết bị là vô cùng nguy hại mà các nhà máy sản xuất liên quan nhiều đến tĩnh điện cần nắm được. Việc các linh kiện bị phóng tĩnh điện (ESD) mà không hỏng rất là nhiều trong nhà máy nhưng khi đến tay người sử dụng thì nó lại hỏng mà không biết nguyên nhân từ đâu.

– Ví dụ: Có 1 dây dẫn nó được cấu tạo từ 2 dây đồng và chịu dòng là 2 A mối dây chịu tải 1A. Nhưng vì lý do nào đó 1 dây đồng đã bị tĩnh điện đánh thủng vậy còn 1 dây chịu tải 2A. Vậy sau một thời gian dây này không chịu được tải dẫn đến hỏng hoàn toàn sản phẩm gây tốn phí bảo hành, ảnh hưởng rất lớn tới thương hiệu công ty …

3. Phương pháp ngăn ngừa và chống tĩnh điện trong sản xuất.

  • Trong nhà máy cần phải xây dựng cụ thể một bộ tiêu chuẩn và chương trình kiểm soát chống tĩnh điện rõ ràng, hiệu quả
  • Thường xuyên đo đạc bằng những thiết bị kiểm tra tĩnh điện chuyên dụng những vị trí nghi ngờ phát sinh tĩnh điện cao.
  • Áp dụng các phương pháp nối đất hay sử dụng ionizer một cách thích hợp.
  • Thường xuyên audit định kỳ chương trình kiểm soát tĩnh điện của nhà máy.
  • Cần đào tạo đội ngũ nhân viên có kỹ thuật am hiểu ESD để có thể kiểm soát tĩnh điện một cách tốt nhất.
Máy phân tích Sure Test Circuit IDEAL Electrical 61-164
Những vấn đề khử tĩnh điện Ionizer trên sản phẩm

preloader