Găng tay chuyên dụng cho phòng sạch là một trong những vật dụng tiêu hao và cần có khi sử dụng Cleanroom. Tuy vậy hiện nay trên thị trường, có rất nhiều loại găng tay khác nhau và có các công dụng đa dạng nên người mua khó phân biệt. Vậy hãy cùng Systech điểm qua một vài lưu ý khi chọn mua găng tay cho phòng sạch nhé!
Tại sao cần phải sử dụng găng tay cho phòng sạch
Phòng sạch là căn phòng có các tiêu chuẩn và điều kiện đảm bảo trong mức yêu cầu. Trong đó, bụi bẩn, vi khuẩn cũng là một yếu tố luôn phải được kiểm soát. Khi nhân viên vào phòng sạch, họ sẽ phải trải qua các bước “làm sạch” như triệt khuẩn và mặc quần áo bảo hộ theo quy chuẩn.
Khi bước vào phòng sạch, nhân viên cũng cần phải đeo các loại mũ bảo hộ, giày dép và đặc biệt là găng tay để đảm bảo không lây nhiễm chéo. Trong các môi trường sản xuất linh kiện điện tử hay y tế, việc đeo găng tay phòng sạch là bắt buộc. Ngoài ra, găng tay phòng sạch còn là vật phẩm thiết yếu trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, quang học, nghiên cứu khoa học, thí nghiệm,…
Một số loại găng tay phòng sạch phổ biến trên thị trường:
- Găng tay Latex hay còn gọi là găng tay cao su tự nhiên (Phân biệt với loại cao su nhân tạo – găng tay Nitrile) được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo, đặc biệt là trong các lĩnh vực thực phẩm, thủy hải sản, linh kiện điện tử,…
- Găng tay PVC: Điểm đặc biệt trong kiểu thiết kế găng tay này chính là có thể tạo ra độ ma sát lớn nhờ các chấm nhỏ. Vậy nên người lao động thường dùng loại găng tay này trong vận hành máy móc, sản xuất công nghiệp
- Găng tay phòng sạch loại phủ PU là găng tay được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp điện tử. Phục vụ cho công việc lắp ráp điện tử, sản xuất thiết bị điện tử. Với đặc tính siêu mỏng, trọng lượng nhẹ, bó sát với bàn tay giúp người dùng cảm thấy dễ chịu, thoải mái và làm tăng độ nhạy của bàn tay
- Găng tay Nitrile: Là loại găng tay phòng sạch rất được ưa chuộng do có nhiều đặc tính nổi trội và thoải mái khi sử dụng trong thời gian dài. Găng tay phòng sạch được cấu tạo từ cao su nhân tạo theo dây chuyền tự động hiện đại. Cao su nhân tạo cũng có đặc tính giống cao su nguyên chất, đàn hồi cao và có độ bền dẻo dai. Tuy nhiên, găng tay Nitrile lại có thiết kế mềm mại, khi đeo có cảm giác thoải mái, không tạo ra dị ứng cho người sử dụng. Trên bề mặt của Nitrile thường có độ nhám nhất định ở bàn tay hoặc đầu ngón tay để tăng khả năng cầm, nắm khi làm việc.
Mua găng tay phòng sạch cần ghi nhớ những gì?
Với sự đa dạng trên thị trường, từ kích cỡ, mẫu mã đến chất liệu, công dụng, vì vậy nên khi mua bạn nên lưu ý các yếu tố sau để mua được loại găng tay phòng sạch phù hợp nhất:
- Mục đích sử dụng: Dùng để tiếp xúc với các thành phẩm, nguyên liệu như thế nào, là hóa chất hay linh kiện điện tử, hay các sản phẩm y tế.
- Đặc điểm môi trường làm việc: Cường độ và thời gian tiếp xúc vật dụng khi làm việc.
- Chất liệu sử dụng găng tay có gây kích ứng da: Một số loại găng tay có bột sẽ gây kích ứng da và tăng khả năng tạo ra bụi mịn, nhưng lại giúp cho độ ma sát tốt.
- Kích cỡ của găng tay: Không nên chọn găng kích cỡ quá rộng hoặc quá chật sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình làm việc cũng như sức khỏe của người đeo. Thông thường trên thị trường sẽ đeo các loại găng tay có size 9″ – 12″.
- Môi trường làm việc có cần chống tĩnh điện hay không: Nếu cần chống tĩnh điện, bạn sẽ phải lựa chọn loại găng tay có tính năng này để sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng găng tay phòng sạch
Sau đây hãy cùng tham khảo một số lưu ý khi dùng găng tay phòng sạch để hạn chế các rủi ro lên sản phẩm và tăng hiệu quả công việc nhé:
- Trước khi sử dụng: Nên kiểm tra chất lượng bằng cách quan sát xem có dấu hiệu thủng, rách hay không. Trước khi đeo vào cũng nên vệ sinh tay bằng xà phòng.
- Khi sử dụng: Cần sử dụng loại găng tay đúng lĩnh vực, công dụng và tính chất.
- Sau khi sử dụng: Loại găng tay sử dụng một lần nên vứt bỏ sau khi dùng, đối với găng tay có thể tái sử dụng thì phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng lại. Sau khi sử dụng nên rửa tay lại một lần nữa với xà phòng và nước sạch.
Đọc thêm: Quy định khi sử dụng phòng sạch
Thảm dính bụi Sticky Mat là gì?
Nitrile là gì? Ứng dụng của Nitrile